Bạn biết gì về hội chứng kém hấp thu ở gà? Nguyên nhân và cách điều trị


Nội Dung

Hội chứng kém hấp thu ở gà được hiểu đơn giản là bệnh suy dinh dưỡng, gà gặp vấn đề về tiêu hóa nên dù ăn nhiều cũng không mập, còi cọc, chậm lớn. Đối với bà con nông dân nuôi gà thịt hay anh em nuôi gà đá (đá gà Campuchia) đi chăng nữa thì đều này ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất lẫn chất lượng. Vậy nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

Nguyên nhân của hội chứng kém hấp thu ở gà là gì?

Đến thời điểm hiện tại người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hấp thu ở gà. Nhưng thông qua một vài nghiên cứu, người ta phát hiện nhiều chủng virus và vi khuẩn tìm thấy ở gà bệnh, như:

  • Enterovirus
  • Reovirus
  • Togavirus
  • Calicivirus
  • Astrovirus
  • Rotavirus
  • Arenavirus
  • Parvovirus
  • Ecoli
  • Staphylococcus cohnii
  • Clostridium Perfringes
hội chứng kém hấp thu ở gà

Gà kém hấp thu có thể nhận biết rõ qua tướng tá

Và trong số đó Enterovirus và Reovirus là hai loại virus có khả năng gây ra bệnh cao nhất. Đặc biệt nếu nhiệt độ chuồng úm không đảm bảo thì tỉ lệ gà mắc bệnh này sẽ rất lớn.

Làm thế nào để nhận biết hội chứng kém hấp thu ở gà?

Hội chứng kém hấp thu tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến sự phát triển của gà. Vậy nên khi chiến kê mắc bệnh này, bạn hoàn toàn có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu sau:

– Cùng độ tuổi như gà phát triển không đồng đều, dù khẩu phần ăn là giống nhau

– Lông gà xấu, xơ xác, hoặc dính bết vào nhau dù không hoạt động nhiều cũng như tắm rửa thường xuyên

– Gà có dấu hiệu tiêu chảy, quanh hậu môn thường dính chất nhầy màu vàng.

– Gà ủ rũ, yếu ớt

– Ít di chuyển

– Thường xuyên mổ vào tường

Cách khắc phục và phòng ngừa hội chứng kém hấp thu ở gà

Đối với cách khắc phục

Cách khắc phục mà chúng tôi sắp sửa chia sẻ dưới đây chỉ áp dụng cho những chiến kê mới bị, kê sư phát hiện kịp thời. Trong trường hợp tình trạng bệnh đã lâu, nặng,… thì xác suất chữa là không cao.

Đầu tiên khi phát hiện gà có các dấu hiệu như trên, hãy tách gà bị bệnh ra riêng, không nuôi gần chuồng với những chiến kê khỏe mạnh. Tiếp đó bổ sung vitamin E vào khẩu phần ăn hàng ngày của chiến kê.

hội chứng kém hấp thu ở gà

Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho chiến kê

Cho gà đá sử dụng thêm BMD 220 ppm hoặc Virginiamycine 22 ppm để chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, giúp gà tăng cân.

Đối với cách phòng ngừa

Hiện tại chưa có vắc-xin phòng tránh hội chứng kém hấp nthu ở gà. Anh em có thể thử dùng vắc-xin phòng Reovirus, sẽ hạn chế được tình trạng còi cọc, kém ăn, chậm phát triển của chiến kê. Bên cạnh đó bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Đối với gà con, chuồng úm và nhiệt độ úm đóng vai trò rất quan trọng. Hãy đảm bảo chuồng đủ ấm để gà phát triển và hạn chế thấp những tình trạng bị bệnh.

– Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như những dấu hiệu lạ của chiến kê để chữa bệnh kịp thời.

– Cho gà ăn thóc/ lúa đã ngâm qua nước để giúp quá trình tiêu hóa được tốt hơn. Hành động này không chỉ loại bỏ những tạp chất (đất, cát, trấu…) bám trên thóc/ lúa mà còn tăng hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm.

– Nếu gà ăn không được hãy cho chúng ăn cơm, vò thành viên nhỏ rồi đút vào miệng cho chúng ăn.

– Bổ sung thêm vitamin, chất điện giải vào nước uống để gà tăng sức đề kháng, lướt qua bệnh tật.

– Tiêu trùng, khử độc chuồng trại cũng như máng ăn – máng uống thường xuyên, mang đến cho gà không gian sống sạch sẽ.

hội chứng kém hấp thu ở gà

Nuôi gà riêng biệt để hạn chế tình trạng lây nhiễm

Vì hội chứng kém hấp thu ở gà vẫn còn khá mới mẻ nên anh em vô tình bỏ lỡ những hiện tượng bất thường của chiến kê. Hy vọng bài viết này đã phần nào cung cấp thêmn cho bạn những kiến thức hữu ích!

>>> Xem thêm: Chọn gà chọi hay qua tiếng gáy chuẩn xác 100%

TẮT QUẢNG CÁO [X]
TẮT QUẢNG CÁO [X]