Bệnh đậu ở gà chọi và phương pháp điều trị hiệu quả


Nội Dung

Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần biết về chứng bệnh đậu ở gà chọi cụ thể và chính xác nhất.

Bệnh đậu ở gà chọi thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết hanh khô đặc biệt vào mùa đông. Với những biểu hiện rõ rệt như: quanh mào gà và mắt xuất hiện những nốt mụn lớn như hạt đỗ và nếu để lâu sẽ khiến gà chết. Bạn đang muốn tìm hiểu về chứng bệnh này cũng như phương pháp điều trị hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Triệu chứng của chứng bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà được chia thành nhiều giai đoạn với những biểu hiện khác nhau, cụ thể như:

bệnh đậu ở gà chọi

  • Thể quá cấp

Với thể bệnh này sẽ thường xuất hiện với những chú gà chưa từng mắc phải chứng bệnh này trước đó. Dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết được chính là gà khó thở và thở há mỏ cũng như có tiếng khò khè.

Mào gà chuyển dần sang màu tím ngắt, trên niêm mạc miệng cũng có những chấm đỏ li ti.

  • Thể cấp tính

Khi đó, gà chọi nhà bạn sẽ xuất hiện những hạt mụn đầu ở yết hầu, mào và quanh vùng mắt cũng như mắc phải chứng bệnh viêm màng mũi. Phần yết hầu hoặc khoé miệng sẽ có những lớp màng giả và ăn uống kém đi.

  • Thể mãn tính

Gà chọi bị sổ mũi và có nhiều lớp màng giả cũng như mệt mỏi, ủ rũ dần đến khi chết. Những hạt mụn sẽ xuất hiện trên những vị trí không có lông bao phủ. Ban đầu sẽ có màu đỏ giống như nốt sần và dần dần sẽ trở nên sần sùi và bị vỡ ra khi chuyển sang màu vàng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đậu ở gà chọi sẽ là do lây truyền của muỗi và các loại côn trùng ký sinh trên động vật. Ngoài ra, nó còn có khả năng lây lan từ con gà mắc bệnh sang những con khỏe thông qua không khí, thức ăn hoặc nước uống chung.

Một đặc điểm khác đó chính là mầm bệnh có thể tồn tại nhiều tháng trong môi trường bình thường và khá lâu trên lớp vảy và lông gà.

bệnh đậu ở gà chọi 1

Cách phòng bệnh hiệu quả

  • Đảm bảo cung cấp đủ lượng thức ăn cũng như dinh dưỡng cho gà chọi.
  • Bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất cũng như các chất điện giải nhằm tăng sức đề kháng cho gà chọi.
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ cũng như các khu vực xung quanh.
  • Sát trùng chuồng trại và các vật dụng sử dụng để đựng thức ăn và nước uống thường xuyên.
  • Tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh đậu gà ngay khi gà mới được 7 đến 10 ngày tuổi.

Cách chữa bệnh đậu gà hiệu quả

Do đặc tính dễ dàng lây lan nên bạn cần đưa ra phương án khắc phục hiệu quả nhất. Vệ sinh và khử trùng chuồng trại đặc biệt là lông gà, vảy gà rụng trong chuồng.

  • Dùng bông gòn thấm nước muối pha loãng để vệ sinh các nốt mụn đậu.
  • Sau đó, bôi lên các nốt mụn bằng Glycerin10%, CuSO4 5% để sát trùng.
  • Bôi thêm dung dịch Xanh methylen 1% hoặc sử dụng Lugol 1% lên các nốt hàng ngày để nốt có thể khô lại và tự bong ra dễ dàng.
  • Bổ sung thêm các chất vitamin và khoáng chất cần thiết cho gà chọi như: vitamin A, vitamin C, …
  • Trong trường hợp gà bị nặng quá thì bạn có thể kết hợp thêm sử dụng kháng sinh trộn cùng thức ăn trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày.

Mong rằng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc nắm được dấu hiệu cũng như cách điều trị bệnh đậu ở gà chọi hiệu quả nhất.

Xem thêm: kĩ thuật chơi gà

TẮT QUẢNG CÁO [X]
TẮT QUẢNG CÁO [X]