Bệnh nấm họng ở gà chọi chữa trị và phòng ngừa hiệu quả


Nội Dung

Bệnh nấm họng ở gà chọi có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và dễ dàng nhận biết thông qua quan sát phần mỏ gà. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách chữa trị bệnh nấm họng cho gà và cả cách phòng bệnh hiệu quả.

Chữa trị và phòng ngừa bệnh nấm họng ở gà chọi

Bệnh nấm họng ở gà chọi là gì? Có nguy hiểm hay không?

Bệnh nấm họng ở gà còn có tên gọi khác là bệnh nấm đường tiêu hóa. Nguyên nhân chính khiến gà chọi bị bệnh là do nấm Candida albicans làm ảnh hưởng từ họng gà xuống đến hệ hô hấp và đường tiêu hóa. 

Gà bị bệnh nấm họng sẽ nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Đầu tiên bệnh chỉ ảnh hưởng ở phần họng gà. Lâu dần nấm gây bệnh sẽ làm nhiễm trùng, xuất huyết trong, ảnh hưởng hệ hô hấp, đường ruột và khiến hệ miễn dịch của gà bị suy giảm.

Nếu để bệnh kéo dài gây ra các ảnh hưởng nặng thì sẽ không thể nào diệt nấm bên trong. Từ đó có thể khiến gà không ăn uống được như bình thường, không phát triển, dẫn đến trường hợp gà chọi bị tử vong. 

Vậy nên, khi nuôi gà chọi anh em cần chú ý nắm bắt các triệu chứng và nguyên nhân để phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả kịp thời nhé.

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm họng ở gà chọi

Như đã biết bệnh nấm họng ở gà chọi do nguyên nhân chính là nấm Candida albicans. Ngoài ra, có một số nguyên do chủ quan khác khiến chiến kê dễ mắc bệnh như:

  • Do quá trình vệ sinh chuồng trại nuôi gà đá không sạch sẽ. 
  • Máng ăn, khay đựng nước uống cho gà chiến không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Hoặc trong quá trình chế biến/chuẩn bị thức ăn vô tình bị nhiễm nấm.
  • Vì bị lây nhiễm từ gà đang bị mắc bệnh nấm họng. Hoặc lây nhiễm gián tiếp từ người chăn nuôi qua thức ăn, dụng cụ ăn uống,…

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nấm họng ở gà chọi

Triệu chứng nhận biết bệnh nấm họng ở gà chọi

Khi gà chọi bị mắc bệnh nấm họng, chúng ta có thể nhận biết qua các triệu chứng như sau:

  • Vùng miệng gà có dấu hiệu nhiễm trùng, bên trong có những mảng bám màu trắng ngà. 
  • Hơi thở của gà có mùi hôi.
  • Nếu gà chọi bị nấm họng nặng sẽ thấy bị lở loét vùng niêm mạc miệng dẫn đến đau đớn, bỏ ăn.
  • Phần diều gà, bên trong có những mảng bám lớn hoặc nốt màu trắng như mụn nổi lên. Khi mổ diều gà ra sẽ có nhiều nước nhầy hôi, có men chua chảy ra.
  • Gà chọi bị nấm họng lâu ngày sẽ khiến khu vực thực quản bị loét mạnh.
  • Dạ dày của gà bị sưng và xung huyết niêm mạc. 
  • Ruột non của gà bệnh bị lở loét, có nhiều chất nhầy.

Các cách chữa bệnh nấm họng ở gà chọi nhanh, hiệu quả

Để trị bệnh nấm họng ở gà chọi chúng ta có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc bài thuốc dân gian tùy vào tình trạng bệnh. Bạn có thể tham khảo các cách chữa nấm họng cho gà đá dưới đây để lựa chọn và áp dụng phương pháp phù hợp. 

Trị bệnh nấm họng ở gà đá bằng thuốc dân gian

Với cách chữa bệnh nấm họng cho gà chọi bằng bài thuốc dân gian thì bạn cần chuẩn bị:

  • 1 quả đu đủ nhỏ xanh, để lấy nhựa.
  • 1 que nhỏ hoặc tăm bông để cạo sạch phần nấm phần miệng gà. 

Sau khi đã cạo xong nấm ở miệng gà thì bạn dùng nhựa của quả đu đủ bôi lên các vị trí đó. Cách này hiệu quả với những chiến kê mới nhiễm bệnh, thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần và liên tục trong 2 – 3 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Có thể trị bệnh nấm họng ở gà bằng thuốc dân gian hoặc thuốc thú y

Chữa bệnh nấm họng cho gà chọi bằng cách dùng thuốc thú y

Chúng ta có thể dùng các loại thuốc thú y để chữa bệnh nấm họng cho gà chọi. 

Cách 1: Chữa bệnh nấm họng cho gà chọi ở thể nhẹ

  • Đầu tiên bạn dùng que tăm có đầu bông mềm để làm sạch các mảng bám trong gà. 
  • Tiếp theo sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng cho gà, nhằm diệt vi khuẩn. 
  • Sau đó lau sạch nước ở phần xung quanh miệng và họng gà, rồi bôi thuốc xanh methylen lên. 
  • Cuối cùng là kết hợp cho gà chọi uống thêm thuốc đậu gà, men vi sinh và chất điện giải. Như vậy sẽ giúp quá trình tiêu hóa của chiến kê được hỗ trợ phục hồi tốt hơn.

Cách 2: Chữa bệnh nấm họng cho gà đá bằng thuốc kháng sinh

  • Đầu tiên bạn cần chuẩn bị các loại thuốc gồm: Fungicid, Flumequin, Super Vitamin, Vitamin ADE. 
  • Tiếp theo trích ra mỗi loại 20g để pha với 15 lít nước cho gà chiến uống trong ngày.
  • Thực hiện cho gà uống thuốc liên tục từ 4 – 5 ngày sẽ thấy được hiệu quả.

Cách phòng ngừa bệnh nấm họng cho gà chọi

Chúng ta có thể phòng bệnh nấm họng ở gà chọi để hạn chế làm ảnh hưởng đến sức khỏe chiến kê và những con gà khác cùng chủ như sau:

  • Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi thường xuyên. 
  • Dọn sạch phân và thức ăn thừa trong chuồng nuôi gà.
  • Xịt khuẩn và rải formol định kỳ để đảm bảo diệt khuẩn sạch nhất có thể cho khu vực nuôi gà.
  • Đảm bảo cho gà chọi ăn uống đầy đủ dưỡng chất,…

Chia sẻ cách phòng bệnh nấm họng cho gà chọi

Kết bài

Hy vọng đến đây bạn sẽ nắm được các triệu chứng, nguyên nhân cùng các cách phòng và chữa bệnh nấm họng ở gà chọi. Anh em chỉ cần chú ý quan sát nhận diện và kiên trì chăm sóc cho gà bị nấm học kịp thời đúng cách thì chiến kê đá gà trực tiếp có thể hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Xem thêm: Chăm sóc lông gà đá – Cách nuôi gà tơ nhanh sung hiệu quả
                  Đá gà cựa dao

TẮT QUẢNG CÁO [X]
TẮT QUẢNG CÁO [X]