Cách huấn luyện chó để giữ trại gà


Chuyên gia huấn luyện chó Carolyn Georgariou cho rằng tất cả mọi trang trại đều nên nuôi chó. “Tôi không nghĩ ra có thứ gì giá trị trong trang trại hơn là chó. Chó có thể thực thi nhiều nhiệm vụ: bảo vệ, canh đàn gà, đuổi cáo khỏi chuồng gà và chăn gia súc. Chúng sẽ làm hết bởi vì chúng yêu thích những công việc như vậy”. Nhưng, cô tiếp lời, “Để chó biết cách làm việc và không quậy phá, bạn cần dạy chúng cách làm bởi vì chúng sẽ không biết gì hết trừ phi con người dạy cho chúng những hành vi đúng đắn. Chúng ta cần dạy chó điều mà chúng ta muốn trong mỗi tình huống”. Cô ví dụ, “Thậm chí nông dân cũng chẳng biết cày ruộng nếu không được học”.

Ngôn ngữ đơn giản
Chó không biết tiếng người nên bạn cần dạy chúng một ngôn ngữ đơn giản để giao tiếp. Việc này phải bắt đầu trước khi gà xuất hiện. Georgariou giải thích, “Mọi con chó cần phải hiểu ngôn ngữ này. Bạn không thể giải thích điều bạn muốn nó làm nếu cả hai không có một ngôn ngữ chung. Nói theo cách khác, chó của bạn cần hiểu các hiệu lệnh. Tối thiểu, chó của bạn phải hiểu “ngồi” (sit), “đứng” (stand), “nằm” (down), “yên” (stay), “đến” (come) và “rướn” (heel). Bạn càng muốn chó làm nhiều việc cho mình thì bạn càng phải dạy nhiều”. Nghe có vẻ hơi phức tạp, nhưng đừng lo. Georgariou nói trung bình bạn chỉ mất 60 giây để dạy một lệnh mới.

Vậy điều gì sẽ xảy ra sau khi bạn vừa dạy một lệnh mới? Vâng, đó chỉ là khởi động thôi, vẫn chưa xong đâu. Bây giờ, điều bạn cần làm là lập lại và thực hành hiệu lệnh mỗi ngày. Chẳng hạn, Georgariou thích dạy các hiệu lệnh “đứng”-“ngồi” cùng một lúc. Một khi chó đã học được hiệu lệnh, cô bắt đầu rèn luyện theo cách mà cô gọi là “phản ứng cấp kỳ”. Cô thay đổi hiệu lệnh giữa “đứng” và “ngồi” càng nhanh càng tốt. Nếu chó của bạn có thể “đứng”-“ngồi” 30 lần một phút, mỗi ngày tập hai phút thì nó sẽ “đứng”-“ngồi” đến 350 lần một tuần. Georgariou nhấn mạnh rằng thời lượng huấn luyện không nên quá ngắn hoặc quá dài (trên 15 phút), và lặp lại quá nhiều (3 lần/ngày là đủ). “Bạn nên thực hành vừa đủ để mỗi khi nghe một hiệu lệnh, chúng sẽ không chỉ làm theo một cách máy móc”.

Huấn luyện chó bắt đầu bằng việc nắm vững những hiệu lệnh cơ bản. Một khi đã dạy hiệu lệnh, bạn cần lặp lại thường xuyên cho đến khi chúng tự giác vâng lời.

Ra lệnh “để đó”
Mặc dù chó của bạn đã hiểu tất cả các hiệu lệnh cơ bản, “để đó” là lệnh đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn chó không động vào gà. Lệnh này cũng rất dễ dạy. Georgariou sử dụng những miếng thịt hay bơ nhỏ để làm mồi nhử và phần thưởng cho chó. Cô đặt một miếng thịt ngay trước mặt chó và nói “để đó”. Nếu con chó cố nhào vô miếng thịt thì cô lấy tay cản lại và nói “không”. Khi nó bắt đầu chán không nhào vô nữa thì cô thưởng cho nó một miếng thịt nhỏ bằng tay kia. Rồi cô đặt miếng thịt mồi lại gần và lập lại quá trình. Bước sau cùng, cô đặt miếng thịt ngay trên bàn chân chó. Khi nó không chạm vào miếng thịt thì cô thưởng. Một khi chó của bạn đã hiểu hiệu lệnh này thì bạn có thể cho nó tập với gà. Nếu nó đến quá gần, bạn chỉ cần nó “để đó”.

Với những “thầy gà”
Nếu chó của bạn có tật ăn thịt gà (“thầy gà”) thì bạn sẽ phải mất công hơn nhiều. Sau khi chó đã quen các hiệu lệnh cơ bản, bạn cần giúp chúng quen với mùi gà. “Lấy khăn ẩm ấp vào lông gà. Rồi lót khăn vào tổ chó. Chó rất nhạy mùi nên một khi đã quen với mùi gà, nó sẽ không quá nhạy cảm”.

Bước kế tiếp là dắt chó dạo quanh bầy gà. Nếu nó nhao vô gà thì bạn nói “để đó”. Bởi vì đã chuẩn bị trước nên bạn có thể ghị nó lại. Cô nhấn mạnh, “Bạn cần dạy chó một cách cụ thể những gì mà mình muốn bởi vì bản năng tự nhiên của chúng là… “săn” gà. Bạn cần phải đạt đến mức mà chó của mình hiểu được rằng chúng không được phép chạm vào gà bởi vì bạn là chủ và bạn muốn như vậy”.

Một khi chó của bạn đã hoàn toàn thoải mái khi đi dạo trong bầy gà, bạn có thể thực hành xa hơn. “Sẽ dễ dàng hơn nếu giao cho nó nhiệm vụ liên quan đến gà hơn là bảo nó tránh xa đàn gà”. Chẳng hạn, bạn có thể ra lệnh “nằm”-“yên” trong khi bạn đi vào chuồng để thay nước. Nếu nó vẫn đuổi theo gà thì bạn cột nó lại và huấn luyện “nằm”-“yên”. Nếu chó nhổm dậy đuổi theo gà thì bạn ra lệnh và ngăn nó lại. Bạn cần cho nó thấy bạn mới chính là chủ của bầy gà chứ không phải là nó. “Các khái niệm lãnh thổ và sở hữu rất quan trọng đối với chó”.

Luyện chó làm quen với gà từ khi còn nhỏ dễ hơn nhiều.

Đưa gà lại gần chó và ra hiệu lệnh, quan sát cho đến khi chắc chắn chúng không hại gà.

Công cụ huấn luyện
Nếu bạn không hoàn toàn tin tưởng để chó của bạn trong bầy gà thì Georgariou đề nghị dùng rọ mõm. “Rọ mõm cũng tương tự như cổ áo và dây cột. Nó có tác dụng tốt trong trường hợp chó của bạn đuổi theo gà và cắn chúng và bạn muốn bảo vệ cả hai. Theo cách đó, bạn có thể huấn luyện mà không làm bên nào bị thương”.

Tuy nhiên, Georgariou không ủng hộ việc sử dụng “cổ áo”. “Nếu bạn dùng cổ áo, tôi cam đoan bạn không thể đạt được kết quả tốt nhất bởi vì sẽ không thực tế nếu làm nó bị tổn thương rồi mong nó rút kinh nghiệm từ đó. Điều duy nhất mà đau đớn có thể đem lại là sự sợ hãi, mất lòng tin và tôn trọng. Nếu bạn không tạo dựng được mối quan hệ tin cậy với chó của mình thì tốt nhất không nên nuôi vì bạn có thể khiến chúng thành kẻ thù”. Cô tiếp tục giải thích về sự khác nhau giữa hình phạt và huấn luyện, “Bạn không bao giờ nên phạt chó. Hình phạt giúp chúng ta đỡ tức tối vì chó không chịu làm những gì mình muốn. Huấn luyện là công cụ thích hợp để khích lệ một hành vi tích cực – nó có mục đích giáo dục. Huấn luyện sẽ dạy chó cách hành xử”.

Mặc dù vậy, Georgariou luôn nhấn mạnh đến sự khích lệ tích cực thông qua thức ăn và khen ngợi. Cô cũng đề nghị các đợt huấn luyện ngắn và thường xuyên, thực hiện hàng ngày. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản để huấn luyện chó của bạn trong từng trường hợp cụ thể. Với chút nỗ lực, bạn có thể dạy chó cách hành xử đúng đắn đối với gà.

TẮT QUẢNG CÁO [X]
TẮT QUẢNG CÁO [X]