Gà bị ké bầu diều và cách chữa trị hiệu quả


Nội Dung

Ngoài ké miệng thì cũng xuất hiện tình trạng gà bị ké bầu diều. Vậy ké bầu diều là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và cách chữa trị như thế nào? Việc trang bị những thông tin hữu ích sẽ giúp kê sư chủ động phòng tránh bệnh tốt hơn trong tương lai.

Gà bị ké bầu diều là bệnh gì?

Gà bị ké bầu diều là hiện tượng dưới lớp da hoặc dưới lớp cơ có một cục lớn mọc lên, nó không phải là vết bầm thông do bị thương trong quá trình tham gia đá gà Campuchia hay bị xây xát, va đập.

gà bị ké bầu diều

Gà ké bầu diều là hiện tượng dưới lớp da hoặc dưới lớp cơ có một cục lớn mọc lên

Nói về nguyên nhân gà bị ké bầu diều thì có rất nhiều lý do, chẳng hạn như thiếu vitamin, gà bị dằm đâm vào da,…. Ngoài xuất hiện ở bầu diều thì tình trạng ké còn ở đầu, cổ, lườn, chân,…

Ở từng vị trí thì cách điều trị bệnh sẽ khác nhau, mức độ ảnh hưởng của nó trong đời sống sinh hoạt cũng có sự khác biệt.

Hướng dẫn chữa gà bị ké bầu diều

Trong các vị trí xuất hiện ké, thì gà bị ké bầu diều dễ chữa trị hơn so với vị trí lườn. Dưới đây là phương pháp dân gian được nhiều kê sư áp dụng, anh em có thể tham khảo thêm:

– Khi gà bị ké bầu diều, điều mà anh em cần làm đó là không cho uống nước hoặc ăn quá no, điều này có thể khiến phần bị ké nới rộng ra. Trong quá trình chữa trị, nên hạn chế thức ăn và nước uống lại.

– Ra tiệm thuốc thú y, mua loại thuốc lá điều trị ké bầu diều cho chiến kê.

– Khi thấy ké đã cứng, dồn lại thành một cục thì tiến hành mổ, nặn ké ra thì mới trị dứt điểm được.

– Trước khi mổ nhớ tiến hành sát trùng dụng cụ để không bị nhiễm trùng. Mổ một vết rách nhỏ, sau đó nặn hết ké ra, đến khi thấy loại bỏ hết nhân bên trong thì vệ sinh vết thương, khâu lại, bôi thuốc sát trùng. Lưu ý khi khâu vết thương, nên chừa một vết nhỏ khoảng 1cm, để nước vàng – dịch chảy ra, như vậy gà mới khỏi bệnh hẳn.

gà bị ké bầu diều

Mổ ké mới loại bỏ hoàn toàn được

Nên thực hiện quá trình mổ ké vào buổi chiều và sau khi mổ xong phải đợi ít nhất 3 tiếng mới cho ăn uống lại bình thường.

Khẩu phần ăn của gà ở giai đoạn này cần đơn giản, ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu hóa như cơm trắng, rau xanh. Không nên bổ sung mồi tươi lúc này, nhất là tôm – hải sản, vì lúc này vết thương chưa lành, có thể gây ra lồi sẹo hoặc bị nhiễm trùng.

Ngoài chế độ dinh dưỡng thì chuồng nuôi gà ở giai đoạn này cũng rất quan trọng. Ưu tiên cho gà ngủ ở nơi sạch sẽ, ít bụi bẩn, vì có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng. Không gian chuồng nuôi càng hẹp càng tốt, nó sẽ giúp chiến kê không phải di chuyển đi lại nhiều, tập trung vào việc hồi phục sức khỏe.

>>> Xem thêm: Giải mã câu nói: “Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua” trong dân gian

Gà bị ké bầu diều có nghiêm trọng không?

Cái này còn tùy thuộc vào thể trạng của chiến kê. Ví dụ nếu chúng không có dấu hiệu nào bất ổn như sốt, ủ rũ, kén ăn, mệt mỏi,… thì cục ké này đơn giản chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của chúng.

Ngược lại nếu ké đi kèm với các triệu chứng bệnh thì mức độ nghiêm trọng cao hơn, cần tập trung loại bỏ càng sớm càng tốt.

gà bị ké bầu diều

Sau khi loại bỏ ké cần chăm sóc cho đến khi khỏe hẳn mới cho lên trường

Kết luận

Tương tự với gà bị ké bầu diều, nếu xuất hiện ké ở các vị trí khác bạn cũng có thể áp dụng tương tự. Quan trọng là ké này phải mổ để loại bỏ sạch sẽ nhân bên trong thì mới khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên ở những vị trí quan trọng như mắt, miệng, lườn,… cách thực hiện sẽ khó hơn, mức độ tổn thương cao hơn. Nên trong quá trình làm bạn nên nhờ 1 người hỗ trợ để giữ gà bình tĩnh.

TẮT QUẢNG CÁO [X]
TẮT QUẢNG CÁO [X]