Gà bị thương hàn do nguyên nhân gì? Cách chữa trị hiệu quả


Nội Dung

Gà bị thương hàn là bệnh khá phổ biến có thể xuất hiện ở gà con lẫn gà trưởng thành. Bệnh thương hàn thường sẽ ủ bệnh trong 2 – 5 ngày và nếu như không chữa trị kịp thời thì tỷ lệ chết sẽ khá cao. Mặc dù vậy, bệnh thương hàn ở gà có rất nhiều loại thuốc đặc trị cho nên nếu phát hiện sớm thì sẽ hoàn toàn có thể cứu chữa được. 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm qua về đặc điểm cơ bản của bệnh thương hàn ở gà cũng như nguyên nhân, triệu chứng và thuốc đặc trị. Nhằm để các bạn có được cái nhìn khái quát về bệnh này.

gà bị thương hàn

Tìm hiểu về gà bị thương hàn

Gà bị thương hàn là gì?

Bệnh thương hàn trên gà là một loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella Gallinarum gây ra. Bệnh này cũng có thể thể mãn tính và thể cấp tính với rất nhiều biểu hiện khác nhau. 

Khi gà bị nhiễm khuẩn Salmon sẽ ủ bệnh trong khoảng từ 2 – 5 ngày và thời gian phát bệnh có thể lên tới cả tháng. Đàn gà bị thương hàn có tốc độ lây lan khá nhanh và tất cả đều sẽ có dấu hiệu chung là bị tiêu chảy, sụt cân. Và ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng trứng cũng như về chất lượng trứng.

Ngoài cái tên thương hàn thì những bệnh phó thương hàn và bệnh bạch lỵ cũng thường đi liền với nhau. Bệnh thương hàn là do vi khuẩn Salmonella Gallinarum gây ra. Bệnh phó thương hàn có nguyên nhân bởi vi khuẩn Salmonella typhimurium. Và bệnh bạch lỵ lại có nguyên nhân từ vi khuẩn Salmonella pullorum. Tuy đều là vi khuẩn Salmonella nhưng tính chất bệnh lại không đồng nhất với nhau.

Triệu chứng bệnh của gà bị thương hàn

Nói đến căn bệnh thương hàn trên gà thì chắc hẳn rằng ai làm chăn nuôi cũng biết đến bệnh này có đặc điểm là gà bị tiêu chảy phân trắng hoặc vàng với rất nhiều dịch nhầy. Cùng với đó là một số triệu chứng khác như là: Khớp sưng to; Xù lông; Kém ăn; Bỏ ăn; Phân dính bết ở vùng hậu môn;… Trường hợp nặng gà không đi ra ngoài được và bị chướng bụng dẫn đến tỉ lệ chết ở giai đoạn này là rất cao.

gà bị thương hàn

Mỗi lứa tuổi gà khi bị mắc bệnh thương hàn sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Ở gà con bị thương hàn

Gà bị tiêu chảy, phân trắng và xuất hiện chất nhầy, đặc biệt là vùng lông xung quanh hậu môn dính phân bết lại. Túi lòng đỏ không tiêu nên có mùi hôi khắm, trong có chứa chất nhầy màu trắng. 

Giải phẫu thấy phần gan và lá lách sưng to, xuất hiện nhiều điểm hoại tử có màu trắng lấm tấm. Quan sát thấy thận của gà sưng huyết đỏ, phổi tim và thành dạ dày có rất nhiều điểm trắng xám nhạt. 

Màng ngoài bao quanh tim có chứa dịch rỉ vàng. Ruột viêm với các mảng màu trắng trên niêm mạc ruột. Gà có thời gian gà ủ bệnh khoảng từ 3 – 4 ngày, ở thể cấp tính tỷ lệ chết rất cao từ 70 – 100%.

Bệnh thương hàn ở gà trưởng thành 

Thường sẽ có các biểu hiện tiêu chảy phân loãng màu xanh, khát nước, mào nhợt nhạt. Gà mái sẽ bị bệnh xoang bụng tích nước do viêm buồng trứng và viêm phúc mạc. Bụng gà bị trễ xuống. Gà ốm yếu, bỏ ăn, sụt cân. 

Với gà đẻ, tỷ lệ đẻ sẽ giảm, ống dẫn trứng và buồng trứng bị viêm, nang trứng bị méo mó dị hình. Gà trống bị bệnh thì chủ yếu là do viêm dịch hoàn.

Thuốc đặc trị bệnh gà bị thương hàn

Bệnh thương hàn ở gà là do vi khuẩn gây ra nên bệnh này cũng có thuốc đặc trị. Tùy theo điều kiện của từng vùng mà các bạn nên dùng các loại thuốc khác nhau để có thể tránh trường hợp gà bị kháng thuốc. 

gà bị thương hàn

Cách chữa trị gà bị thương hàn

Để biết nên dùng loại thuốc nào cho phù hợp thì bạn nên hỏi ý kiến từ các bác sĩ thú y ở khu vực bạn sống. Còn bình thường bạn cũng có thể áp dụng theo phác đồ điều trị từ Giám đốc trung tâm NC & PT Vật nuôi – Viện chăn nuôi để áp dụng cho gà bệnh thương hàn như sau:

  • Dùng thuốc EnroFloxacin hoặc Neomycin hoặc Neoxin hoặc Ampicoli theo như liều lượng trên bao bì.
  • Bổ sung thêm chất điện giải, B-Complex với liều lượng 10g/1kg thể trọng. Đối với gà con nên dùng với liều lượng 2g/1kg thể trọng.

Cách phòng bệnh gà bị thương hàn hiệu quả

Chọn con giống hay trứng ấp cần phải được nhập từ những cơ sở uy tín, không có bệnh. Sát trùng chuồng trại và rửa dọn chuồng nuôi, dụng cụ. Không để cho phân bẩn tích tụ lại trong trại nuôi, phun sát trùng 1 – 2 lần/tuần.

Chuồng trại không được quá nóng hay qua lạnh, không được quá ẩm thấp, bẩn, nước đầy đủ và luôn luôn sạch… Chú ý đến mật độ nuôi chi hợp lý. Dùng formol xông lò ấp trứng để tiêu diệt những mầm bệnh.

Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh máng ăn, máng nước, bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng, vitamin để tăng thêm sức đề kháng cho gà. Chế độ dinh dưỡng phải hợp lý theo từng giai đoạn, từng giống gà khác nhau.

gà bị thương hàn

Cách phòng gà bệnh thương hàn

Nên định kỳ xét nghiệm bệnh, chẩn đoán và sàng lọc những con gà bị nhiễm bệnh bằng phương pháp PCR, từ đó cách ly và có những biện pháp để phòng trị bệnh hiệu quả, kịp thời.

Kết bài

Với những thông tin trên, có thể thấy rằng gà bị thương hàn là một bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra. Hiện nay đã có rất nhiều loại thuốc đặc trị bệnh thương hàn ở gà tuy nhiên phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi cũng vẫn là dùng Enrofloxacin rất tốt và hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã xem hết bài viết của chúng tôi.

>> Xem thêm: 

TẮT QUẢNG CÁO [X]
TẮT QUẢNG CÁO [X]