Gà chọi bị rút gân chữa như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này


Nội Dung

Gà chọi bị rút gân coi như dấu chấm hết trong sự nghiệp của một chú gà chiến nếu không tìm được nguyên nhân cũng như xử lý phù hợp. Vậy gà bị rút gân nguyên nhân do đâu? Cách chữa như thế nào và làm sao để phòng tránh? Hãy để bài viết hôm nay giúp bạn có câu trả lời.

Gà chọi bị rút gân có phải là một chứng bệnh không?

Gà chọi bị rút gân được xem là một căn bệnh, nó khiến chân gà không thể duỗi thẳng ra đươc, kéo theo đó là tình trạng di chuyển khó khăn. Vậy nên những chú gà bị bệnh này hầu như không thể tham gia các trận đá gà trực tiếp được chứ đừng nói là đứng trên các sàn đấu lớn như đá gà Campuchia.

gà chọi bị rút gân

Chữa gà bị rút gân tương đối khó

Câu hỏi mà rất nhiều anh em quan tâm đó là gà bị rút gân thì có thể chữa được không? Trên thực tế thì số lượng chữa khỏi chỉ nếm được trên đầu ngón tay. Nếu như bị gãy xương thì còn có thể nén được, chứ liên quan đến thần kinh thì nó lại là vấn đề khác. Tuy nhiên nếu chú gà chiến của bạn có tài, sở hữu đòn đánh độc lạ, mang lại nhiều chiến thắng,… thì cứ thử chữa thôi, biết đâu bạn lại nằm trong số ít những người may mắn.

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà chọi bị rút gân

Nếu gà chiến của bị rút gân do bẩm sinh thì khả năng chữa khỏi là cực kỳ hiếm. Tuy nhiên nếu chúng bị bệnh do một số nguyên nhân dưới đây thì ít nhiều vẫn còn hy vọng, gồm:

– Đánh nhau: Tình trạng rút gân có thể xảy ra ở gà chọi khi chúng chưa đủ tuổi ra trường nhưng vẫn được mang đi vần hay tập luyện quá sức và gây ra những chấn thương không đáng có.

gà chọi bị rút gân

Ra trường quá sớm là nguyên nhân dẫn đến gà bị rút gân

– Bị thương: Gà bị ngã trong quá trình di chuyển hay khi bay,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rút gân.

– Đạp mái: “Tốt mái thì hại trống” – ông bà xưa nói thì không có sai, đạp mái quá nhiều sẽ khiến con trống trở nên đuối sức, gầy gò,… trông như bị mất gân.

– Trúng gió: Gà trúng gió nhẹ thì bị di chứng (rút gân, liệt chân, méo miệng,…) nặng có thể chết luôn.

Hướng dẫn chữa gà bị rút gân hiệu quả

Dưới đây là phương thức chữa gà chọi bị rút gân, nó được chia sẻ bởi những kê sư lão luyện, anh em có thể tự mình tham khảo và đánh giá.

– Đầu tiên bạn ngâm chân gà qua nước lạnh để làm co các cơ lại. Sau đó sử dụng khăn ấm chườm vào chân để làm thư giãn gân cốt cũng như hệ thần kinh.

– Tiến hành om bóp cho gà mỗi ngày, từ sáng cho đến tối, liên tục

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều canxi, vitamin để gà khỏe mạnh hơn. Một số thực phẩm tốt cho gà chiến ở giai đoạn này có thể kể đến như thịt bò, rắn, ếch nhái, trứng gà, cà chua, lươn, cá hồi,…. Bên cạnh đó nhớ bổ sung thêm 2 trứng vịt lộn/ tuần. Chỉ áp dụng vào bữa trưa, không cho ăn nhiều vào buổi tối vì có thể dẫn đến tình trạng tăng cân.

– Cuối cùng là áp dụng các bài luyện tập gân cốt cơ bản, thả lang cho chúng đi dạo mỗi ngày. Bên cạnh đó có thể thiết kế một cái thang nhỏ với độ cao từ 10 – 20 – 30cm, để chúng từ từ tập luyện. Ngoài ra thì đeo tạ vào chân gà cũng là phương thức hay. Tuy nhiên nên bắt đầu với tạ nhẹ.

>>> Xem thêm: Tham khảo những cách đánh thuốc gà chọi được sử dụng phổ biến hiện nay

Phòng tránh gà chọi bị rút gân

Thông qua nguyên nhân kê sư sẽ phần nào rút ra được các biện pháp bảo vệ gà chiến, tránh khỏi tình trạng rút gân. Cụ thể:

– Chỉ cho gà ra chiến trường, đánh nhau,… khi đã đủ tuổi

– Không ép tập luyện quá sức, nó có thể gây ra những hậu quả khó lường

– Cán mái cho gà nếu muốn sử dụng chúng trong các trận chiến

– Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng

– Thường xuyên cho gà thư giãn bằng cách thả lang, di chuyển thật nhiều, đừng gò ép chúng vào những không gian chật hẹp

– …

gà chọi bị rút gân

Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho gà chiến

Gà chọi bị rút gân nếu do bị thương trong quá trình chiến đấu sẽ có cơ hội chữa lành hơn là bị di truyền. Dù sao hãy thử áp dụng phương pháp trên, nếu thực sự mang lại hiệu quả thì thật tuyệt vời. Ngược lại nếu không như mong đợi thì ít nhất bạn cũng đã cố hết sức để hỗ trợ chiến kê, bạn cũng ít cảm thấy tiếc nuối. Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết này đã phần nào giúp cho anh em kê sư có thêm được kiến thức hữu ích, xử lý tình huống khi nhận thấy gà có dấu hiệu rút gân hoặc bị rút gân từ nhỏ.

TẮT QUẢNG CÁO [X]
TẮT QUẢNG CÁO [X]