Gà đá thở dốc sau khi chiến đấu là bị gì? Chữa trị như thế nào?


Nội Dung

Gà đá thở dốc “hậu” thi đấu nguyên nhân do đâu? Cách để chăm sóc gà đá độ sau giai đoạn biệt dưỡng như thế nào?… Vậy thì hãy dành một chút thời gian để cùng với chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

Gà đá thở dốc, thở nhiều khi đấu là do đâu?

gà đá thở dốc

Tìm hiểu lý do khiến gà đá thở dốc khi chiến đấu

Chú gà chiến sau khi đi đá gà trực tiếp về, dù thắng hay là thua thì cơ thể cũng sẽ chịu rất nhiều tổn thương. Có nhiều kê sư sợ sẽ làm cho gà đá của mình đau thêm nên không chạm vào người chúng. Nhưng mà điều này vô tình khiến cho tình trạng của chúng nặng nề hơn và sẽ khó chữa lành hơn.

Gà sau khi lâm trận sẽ dùng rất nhiều sức lực, từ đó sẽ dễ lên đờm. Điều này dẫn đến triệu chứng khò khè, thở dốc và thở nhiều. Các bạn có thể hình dung như chúng đang bị thiếu oxy vậy, nghe rõ ràng được tiếng khò khè để lấy hơi. Đối với tình trạng như thế này, nếu như không xử lý kịp thời sẽ kéo theo rất rất nhiều triệu chứng khác như là bỏ ăn hay đi phân xanh phân trắng,…

Có thể kết luận 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gà thở nhiều, thở dốc đó chính là do:

  • Đi đá gà trường về, mất sức và có đờm trong cổ.
  • Gà đá bị bệnh, sẽ kéo theo triệu chứng khò khè, nghẹt thở.

Cần phải xác định nguyên nhân gây ra bệnh, sau đó sẽ tìm cách chữa tương ứng. Tuy nhiên ở trong bài viết này chúng tôi chỉ tập trung vào nguyên nhân gà thở nhiều do đi trường.

Cách chăm sóc gà đá thở dốc do đi trường

Vệ sinh gà đá thở dốc sau khi đi trường về bằng nước ấm

Gà sau khi đi trường về, cần phải vệ sinh sạch sẽ qua nước ấm. Kiểm tra kỹ cơ thể xem có vết mến nào hay không.

Tắm rửa sạch sẽ cho gà bằng nước ấm.

Đối với những vết mến bị hở thịt, chảy máu cần phải sát trùng thật kỹ lưỡng để không bị nhiễm khuẩn. Còn đối với những vết thương bên trong khó nhận biết bằng mắt thì hãy dùng tay xoa bóp để có thể cảm nhận.

gà đá thở dốc

Vệ sinh cho gà đá thở dốc sau khi chiến đấu bằng nước ấm

Dùng rượu thuốc xoa bóp những vết thương

Đã là một kê sư nuôi gà đá thì ai cũng phải có một bình rượu thuốc ở trong nhà. Để có thể xoa bóp cho chiến kê khi ra trường về. Đối với các vết thương bên trong, khó nhận biết bằng mắt. Hãy sử dụng rượu thuốc sẽ rất tốt cho việc chữa lành vết thương.

>> Xem thêm:

Cơ chế dinh dưỡng và chuồng

Cơ chế dinh dưỡng cho gà đá trong giai đoạn biệt dưỡng là cực kỳ quan trọng. Cần hạn chế cho chúng ăn mồi vào thời điểm “nhạy cảm” này. Thay vào đó cần cho ăn cơm trắng hoặc là thóc ngâm nước cho chúng dễ tiêu hóa.

Lưu ý là không được cho gà ăn quá no, bởi vì trong thời gian này chúng sẽ không thể hoạt động quá nhiều. Điều này dễ gây mập hoặc là mắc các bệnh về đường ruột. Đồng thời cần bổ sung nhiều nước và khoáng chất.

Cần đảm bảo phương pháp dinh dưỡng và chuồng nuôi cho gà.

Về chỗ ngủ cần tránh ngủ ở nơi giá buốt, vì gà sẽ rất dễ bị bệnh và bệnh tình nặng hơn. Các kê sư có thể làm ấm chuồng nuôi bằng điện sưởi hoặc là dùng bạt che chắn chuồng thật cẩn thận.

gà đá thở dốc

Chăm sóc gà đá thở dốc bằng dinh dưỡng phù hợp

Sử dụng thuốc nếu gà đá thở dốc

Trong trường hợp tình trạng gà đá thở nhiều – thở dốc và không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã áp dụng các bước trên. Kê sư có thể cho chiến kê sử dụng thuốc tiêu đờm của người. Thuốc đặc trị đi ngoài ở gà và bổ sung thêm cho gà viên B1.

Hoặc là có thể cho gà ăn lá trầu không, vò nát cùng với ít muối ăn và bổ sung thêm các dưỡng chất khác.

Gà đá thở nhiều trong giai đoạn này không cho luyện tập. Thay vào đó hãy để cho chúng đi bộ độc lập. Thậm chí có thể tách ra nuôi riêng, tránh xa những con gà đá khác, để chúng không bị nhát hay là sợ. Bởi vì gà khi bị đau chúng sẽ khá mẫn cảm với mọi thứ xung quanh mình.

TẮT QUẢNG CÁO [X]
TẮT QUẢNG CÁO [X]