Gà đá trúng cựa bị ói, trị tan như thế nào?


Nội Dung

Trị tan cho gà khi đá trường về khác với trị tan khi gà bị trúng cựa dẫn đến ói. Nếu không biết cách xử lý thì sẽ dẫn đến rất nhiều nguy hại. Nhẹ thì gà không đá được nữa. Nặng thì chết luôn. Các sư kê có thể dành chút thời gian theo dõi trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Gà bị ói là gì?

Trị tan cho gà do bị đá trúng cựa khác với trị tan thông thường

Lấy một ví dụ đơn giản cho anh em dễ hình dung. Chiến kê của bạn đi đá trường và bị đối thủ đá một cú hiểm vào tim, phổi – lục phủ ngũ tạng. Dẫn đến hộc máu. Nhưng gà nuốt lại vào trong để đá và giành được chiến thắng.

Khi mang gà về, điều mà anh em cần làm chính là trị tan. Trị gà bị tan khác với gà bị tan do trúng cựa.

– Đối với trị tan cho gà thông thường, khoảng chừng nửa tuần – 2 tuần thì gà có thể đá lại thông thường.

– Nhưng đối với trị tan do gà bị trúng cựa thì ít nhất phải 1 tháng – 1 tháng rưỡi thì gà mới có thể đá lại.

Hướng dẫn trị tan cho gà khi đi đá trường bị trúng cựa dẫn đến ói

Đầu tiên khi mang gà về cần tiến hành tắm rửa sạch sẽ. Tuyệt đối không vỗ hen, nhất là với những sư kê chưa có kinh nghiệm. Nếu không sẽ gây ra tình trạng tím mặt, gà coi như hư luôn, không chữa được nữa. Cách trị như sau:

Vimefloro

LINCO-SAL

Năm ngày đầu: Chích thuốc tây cho gà, sử dụng bộ đôi Vimefloro và LINCO-SAL. Ví dụ gà của bạn nặng 1kg – 1.3kg thì kéo ống tiêm đến số 4. Chích cả hai vào lườn gà. Chích liên tục 5 ngày. Mỗi ngày một lần.

Men tiêu hóa của Ý

Tiếp đó cho chiến kê uống men tiêu hóa của Ý, nhiệm vụ của nó là phòng chống, trị gà ăn không tiêu. Như bạn có thể hình dung là gà bị trúng cựa về chắc chắn sẽ bỏ ăn. Nếu chị tập trung trị tan mà không lo lắng đến vấn đề ăn uống thì rất dễ dẫn đến kiệt sức, gà bị suy. Liều dùng: cho sử dụng 3 ngày liên tục. Mỗi ngày 1 lần. Sử dụng vào sáng sớm (cho uống trước khi ăn)

Bên cạnh đó nên kết hợp dùng khăn thấm nước nóng để chườm vào vết thương. Tối thì nên cho ngủ thùng hoặc giỏ để hạn chế hoạt động mạnh.

Ngày thứ sáu: Tiến hành vỗ hen cho gà. Nếu không biết cách vỗ hen thì có thể sử dụng rau xanh (xà lách, rau muống,..) viên thành cục nhỏ rồi nhét xuống cổ họng gà để đẩy nhớt xuống bao tử rồi thải ra đường phân.

Khẩu phần ăn dành cho gà trị tan do đá trúng cựa như sau: Bạn có thể bơm cháo trắng cho gà. Hoặc trộn cơm nóng với cám viên rồi dút cho gà ăn. Mỗi lần khoảng 4 – 5 viên là được. Chủ yếu là cầm chừng cho gà không bị đói thôi. Khi gà đã khỏe và có thể tự ăn được thì cho ăn cám viên. Khoảng 1 tuần sau thì mới cho ăn theo chế độ.

Lưu ý khi trị tan cho gà do đá trúng cựa

– Trong quá trình trị tan cho gà bị do đá trúng cựa dẫn đến ói nên cho gà ngủ thùng hoặc giỏ lên tục trong 3 – 5 ngày.

– Nếu cho ngủ giỏ nhớ bóp hai phần đáy lại để giỏ tạo độ phồng nhất định rồi mới cho gà vào. Đừng để theo cách thông thường, nếu không gà rất dễ bị ngợp và chết.

– Hạn chế để gà ở gần những chiến kê khác.

– Tuyệt đối không bơm sữa cho gà nếu gà ăn không được. Bởi trong sữa có chất béo. Khi bơm vào nó sẽ làm những phần bị thương bên trong bị nhiễm trùng. Gây nguy hiểm.

– Trong suốt 1 tháng trong quá trình trị tan tuyệt đối không xổ hay cho gà tập thể lực. Đợi gà khỏe hẳn, thì mới cho tập lại.

Đó là cách trị tan cho gà do đá trúng cựa bị ói. Hy vọng các anh em đã có thêm những kiến thức hữu ích. Đừng quên like & share trang để cập nhật những thông tin mới nhất mỗi ngày.

TẮT QUẢNG CÁO [X]
TẮT QUẢNG CÁO [X]