Hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học cho gà trong quá trình úm


Nội Dung

Hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học hỗ trợ cho quá trình úm gà con của kê sư. Chắc hẳn không ít người chăm nuôi gà đá đau đầu với quá trình làm chuồng úm, thay chất độn mỗi ngày,… để loại bỏ nguy cơ nhiễm bệnh, đảm bảo tính an toàn cho gà con. Vậy tại sao không theo dõi ngay bài viết dưới đây để có thể giải quyết vấn đề này tốt nhất!

Xem thêm:

Hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học có thực sự cần thiết?

Phương pháp úm gà hiện tại chủ yếu vẫn áp dụng cách truyền thống, làm đệm lót sinh học có thể nói là cách cải tiến, giúp ích cho người chăm nuôi rất nhiều. Nhất là những ai không có quá nhiều thời gian rảnh rỗi, hay đơn giản là muốn làm mới đi trong cách úm gà con thì đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học

Lợi ích khi làm đệm lót sinh học

Một trong những lợi ích mà quý sư kê sẽ nhận được khi làm đệm lót sinh học trong quá trình úm gà con là:

– Tiêu hết mùi hôi thối có trong chuồng, cải thiện môi trường sống của gà con cũng như người chăn nuôi.

– Các kê sư không phải thay chất độn thường xuyên trong suốt quá trình úm gà con, vừa tiết kiệm được thời gian lẫn chi phí.

– Giảm tỷ lệ gà con chết vì bệnh do chuồng nuôi không đạt chuẩn.

– Đệm lót sinh học giúp đàn gà khỏe mạnh hơn, phát triển tốt và ít bệnh tật.

– Không ô nhiễm môi trường sống, giúp sư kê có nhiều thời gian hơn để chăm sóc những gà chiến khỏe mạnh khác.

Hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học đơn giản ngay tại nhà

Làm đệm lót sinh học bằng trấu

Đầu tiên rải trấu lên toàn bộ khu vực úm cho gà con, đảm bảo độ dày 10cm, sau đó cho gà con lẫn gà mẹ vào.

Sàu 7 – 10 ngày quan sát chuồng úm, nếu thấy bề mặt chuồng có nhiều phân phủ kín thì dùng cào cào sơ qua lớp mặt đệm lót. Tiếp đó rắc chế phẩm men lên bề mặt chất độn, nhớ dùng tay để xoa lên bề mặt chuồng, để men được phân tán đều.

Lưu ý: Cách chế men như sau, trộn 1kg chế phẩm Balasa N0-1 với 5 – 7kg bột bắp/ cám gạo, thêm 2.5 – 3.2 lít nước sạch. Sau đó cho vào túi hoặc thùng và để ủ trong vòng 2 – 3 ngày.

hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học

Làm đệm lót sinh học bằng trấu

Hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học bằng mùn cưa

Đầu tiên rải mùn cưa lên bề mặt chuồng úm, đảm bảo độ dày 15cm, có thể kết hợp dùng với trấu để mang lại hiệu quả tốt hơn. Trong đó trấu thì 8cm, còn mùn cưa thì 7cm.

Sau đó phun nước sạch lên đều lớp mùn cưa, đảm bảo nhiệt độ ở khoảng 20%, sau đó thả gà vào nuôi. Làm tương tự với nguyên liệu trấu. Cuối cùng rắc đều chế phẩm men tự chế lên bề mặt độn lót, dùng tay xoa trên bề mặt để phân tán men đều.

hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học

Làm đệm lót sinh học bằng mùn cưa

Hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản đệm lót sinh học

– Cứ 1 đến 2 ngày phải cào bề mặt đệm 1 lần, để bề mặt đệm lót luôn tơi xốp, có như vậy phân mới phân hủy nhanh hơn.

– Trong quá trình úm gà bằng đệm lót sinh học mà nghe mùi hăng hắc thì nên xới tơi đệm lót lên, đồng thời mở cửa cho thông thoáng. Nếu thời tiết vào mùa nóng thì có thể dùng quạt để điều hòa không khí.

– Bảo dưỡng đệm lót tối đa 1 tuần/ lần.

– Vào mùa mưa nhớ che chắn cẩn thân để nước mưa không hắt vào, làm ướt đệm.

– Thường xuyên kiểm tra máng ăn – máng uống của gà, nếu nước làm ướt đệm lót cần thay bằng lớp trấu mới nhất.

Với hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học kể trên, quý sư kê có thể tận dụng chuồng úm này từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí là dài hơn. Quá tuyệt vời đúng không nào!

TẮT QUẢNG CÁO [X]
TẮT QUẢNG CÁO [X]