Phép xem mạng gà theo Kê kinh – P3 Sinh khắc của màu lông


*Nhạn: ăn ó vàng, xám – thua ô, điều.

*Xám: ăn ô, ó vàng – thua điều, nhạn

*Ô: ăn nhạn, điều – thua xám, ó vàng

*Điều: ăn xám, nhạn – thua ó vàng, ô

*Ó vàng: ăn điều, ô – thua nhạn, xám

*Luận “thắng-thua” thì quan hệ tương-khắc rất dễ hiểu, ví như “ta khắc địch” = ta thắng, địch thua, “địch khắc ta” = địch thắng, ta thua (khắc xuất ăn khắc nhập). Nhưng khi bàn về quan hệ tương-sinh thì biết ai thắng, ai thua? Về bản chất thì quan hệ tương-sinh là quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ chứ không phải là quan hệ đối kháng. Tuy nhiên, khi áp dụng vào đá gà thì phải có ăn thua. Căn cứ theo ngũ hành luận thì sinh xuất bị thiệt, mất công lực, sinh nhập được lợi, tăng công lực –> sinh nhập ăn sinh xuất. Ví như “ta sinh địch” = ta thua, địch thắng, “địch sinh ta” = địch thua, ta thắng

*Kê kinh không nói rõ thắng-thua trong quan hệ tương-sinh như thế nào nhưng ở phần nhật thần sinh-khắc, “sinh nhập” luôn thu được lợi thế trong khi “sinh xuất” bị liệt vào vận hạn. Chẳng hạn, ngày mộc thì gà tía mạnh nhất bởi mộc sinh hỏa, ngày thủy thì gà nhạn (kim) bị rơi vào ngày kỵ. Như vậy, chúng ta có thể mạnh dạn suy luận rằng “sinh nhập ăn sinh xuất”, điều này cũng thuận với ngũ hành luận. Phải nêu rõ như vậy bởi có tồn tại quan điểm trái ngược “sinh xuất ăn sinh nhập”, ví dụ ta sinh địch = ta thắng, địch thua, bởi “ta sinh ra nó, ta là cha mẹ nó nên ta hơn!”. Đây là điểm khác biệt thứ 2 của Kê kinh đối với các môn phái màu mạng lưu truyền trong dân gian.

*Một số sách gà không bàn đến vấn đề thắng-thua trong quan hệ tương-sinh. Theo cụ Toan Ánh, tương-sinh được áp dụng vào lai tạo, màu gà trống và gà mái phải hợp cách thì mới cản ra con đá hay! Dẫu sao, mức độ thắng-thua trong quan hệ tương-sinh không thể nhiều như tương-khắc. Giả sử những yếu tố khác là như nhau thì độ gà tương-sinh sẽ rất dằng dai.

Xem tiếp phần 4:

Phép xem mạng gà theo Kê kinh – P4 Sinh khắc theo mùa

TẮT QUẢNG CÁO [X]
TẮT QUẢNG CÁO [X]