Phục hồi gà sau khi đá – Nhanh khỏe, sức bền, tải cựa tốt


Nội Dung

Phục hồi gà sau khi đá là một trong những giai đoạn cực kỳ quan trọng, quyết định chiến kê có đủ khỏe để tham gia những trận đá gà trực tiếp hay không. Nhiều chú gà sau khi đi trường về vết thương rất đơn giản, nhưng do không được chăm sóc đúng cách dẫn đến tình trạng nặng hơn và cuối cùng là chết gà.

Vậy quy trình phục hồi gà sau khi đá là gì? Làm thế nào để gà nhanh khỏe, bền sức, tải cựa tốt để sẵn sang cho những đấu trường kế tiếp? Tham khảo ngay!

Tại sao cần phục hồi gà sau khi đá?

Gà sau khi đi đá, đi vần về, ít nhiều cũng sẽ có vết thương do đối phương gây ra. Dù thương tích nhỏ hay lớn thì việc chăm sóc đều cực kỳ quan trọng. Bắt đầu từ một vết xước nhỏ, nếu không được vệ sinh đúng cách nó rất dễ bị nhiễm khuẩn, lầy ra và khó chữa trị hơn. Không những vậy còn khéo theo nhiều chứng bệnh khác.

Khi sức khỏe gà không tốt, sức đề kháng giảm sút thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cao lên. Thậm chí có thể lây nhiễm cho những chú gà đá khác.

Anh em chơi gà đá chắc hẳn cũng hiểu rõ, để nuôi một chiến kê trưởng thành không hề dễ dàng, mà tốn rất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc,…. Hơn nữa trong quá trình nuôi cũng phát sinh tình cảm, nếu chỉ mới đá một trận về mà bỏ ngang không cứu chữa thì thật đáng tiếc.

phục hồi gà sau khi đá

Phục hồi gà sau khi đá được xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng

Nhất là với những chiến kê có tài, sở hữu đòn đánh hay. Thua trận này thì ta về huấn luyện, đầu tư thêm để hoàn thiện hơn, sẵn sang cho những trận đấu kế tiếp. Do đó, gà sau khi đi trường hay đi vần về mà xuất hiện thương tích thì anh em nhớ chăm sóc, phục hồi gà sau khi đi đá ngay!

Hiện nay trên thị trường có dòng thuốc phục hồi gà sau khi đá. Thuốc có tác dụng nhanh chóng, giúp gà hồi phục sức khỏe, khắc phục được tình trạng sung phù, bị kén. Cách sử dụng rất đơn giản, anh em tiêm 1cc thuốc vào lườn gà, hôm sau tiêm thêm 1 lần nữa là được.

Một số bệnh thường găp khi gà đi trường về và cách khắc phục

Ngoài sử dụng thuốc phục hồi gà sau khi đá thì tùy vào tình trạng sức khỏe của chiến kê mà điều trị cho phù hợp. Chẳng hạn như:

Gà đi đá về chướng diều, ỉa phân lỏng

Tình trạng gà đi trường về bị chướng diều, ăn không tiêu, đi phân lỏng có màu (xanh, trắng) không phải là đều gì hiếm gặp. Nguyên nhân có thể là do anh em không vỗ hen cho gà sau khi đi đá về, những chất nhờn, đườm còn ứ lại trong cổ họng, bụng khiến chúng ăn không tiêu.

phục hồi gà sau khi đá

Gà đi đá về chướng diều, ỉa phân lỏng

=> Cách phục hồi: Anh em tạm thời thay đổi chế độ dinh dưỡng của gà từ thóc sang cám để nó dễ tiêu hóa. Với những con bỏ bữa, không chịu ăn thì phải ép cho ăn để còn có sức mà kháng bệnh. Ngoài ra cho sử dụng thêm thuốc chướng diều, ỉa ngoài và men tiêu hóa. Những sản phẩm này bạn hoàn toàn có thể mua ngoài tiệm thú y.

Mắt gà bị hem, có hiện tượng sủi bọt mắt

Trong quá trình thi đấu gà bị trúng cựa vào mắt sẽ dẫn đến tình trạng bị hem, chảy nước mắt, thậm chí là sủi bọt mắt.

phục hồi gà sau khi đá

Mắt gà bị hem, có hiện tượng sủi bọt mắt

=> Cách khắc phục: Nếu đi kèm với hiện tượng khò khè, khó khở,… thì anh em cho chiến kê sử dụng ngay thuốc hen đỏ.

Loại thuốc này chuyên trị tình trạng khó thở ở gà, lên đờm, khò khè, sổ mũi, sung mắt – mũi – phù mặt,…. Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần nhỏ trực tiếp vào miệng gà khoảng 3 – 5 giọt/ lần, mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần. Áp dụng liên tục trong 5 – 7 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Phục hồi gà sau khi đá về bị ốm trong

Gà ốm trong sau khi đi đá về có thể nhận biết qua tình trạng đi đứng, ăn uống bình thường nhưng ngày càng sút cân, nhợt nhạt, không còn hung hang như trước, thậm chí có hiện tượng xù lông, ủ rũ,….

phục hồi gà sau khi đá

Phục hồi gà sau khi đá về bị ốm trong

=> Cách phục hồi: Cho gà sử dụng thuốc chữa ốm trong, teo lườn. Ngoài ra nên xem xét lại chế độ dinh dưỡng, không cho gà ra trường hay đi tập luyện trong khoảng thời gian này, tăng cường thời gian nghỉ ngơi lấy lại sức khỏe.

>>> Xem thêm: Thuốc om gà chọi gồm những gì?

Kết luận

Phục hồi gà sau khi đá là rất cần thiết, ở trên chỉ là một vài trường hợp thường thấy khi gà đi đá về mà thôi, còn rất nhiều triệu chứng – bệnh có thể xuất hiện. Nếu rơi vào trường hợp này mà không biết cách giải quyết thì anh em cần nhớ kỹ những triệu chứng của chiến kê, sau đó ra tiệm thuốc thú y và nhờ sự trợ giúp của bác sĩ. Đừng để chiến kê “tự sinh tự diệt”. Chúc anh em trang bị thêm những kiến thức hữu ích để nuôi gà đá!

TẮT QUẢNG CÁO [X]
TẮT QUẢNG CÁO [X]