Gà không ăn thóc: Nguyên nhân và cách điều trị


Nội Dung

Dù nuôi gà đá Campuchia theo phương pháp vô mồi hay ăn cám thì hiện tượng gà không ăn thóc cũng vô cùng nguy hiểm. Nếu như bản chất của gà từ khi nhỏ đã không ăn được lúa nhưng vẫn phát triển bình thường nhờ các thực phẩm khác thì không nói. Nhưng nếu gà đột ngột không ăn thóc/ lúa thì các kê sư nên xem xét lại, rất có thể gà của bạn “đang có vấn đề”.

Gà không ăn thóc do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà không ăn thóc, nhưng có hai trường hợp thường xảy ra nhất, đó là:

– Gà mắc bệnh về tiêu hóa: Hiểu nôm nao là đường ruột của chiến kê không được khỏe, thức ăn dung nạp vào không tiêu hóa được, chúng cứ đọng vào trong dạ dày và khiến gà luôn có cảm giác “no”, từ đó bỏ ăn, không chỉ không ăn thóc mà cả những thực phẩm khác. Tuy nhiên sau một thời gian dài thấy gà sụt ký rõ rệt.

– Gà ăn quá nhiều chất xơ: Còn một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng gà không ăn thóc là do chúng bị bội thực, dẫn đến đường ruột tắc nghẽn, không tiêu hóa được, những thức ăn có hàm lượng đạm nhiều như thóc, ngô, lúa,… khiến chúng không muốn “đụng tới”.

gà không ăn thóc

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gà không chịu ăn lúa

Gà không ăn thóc có nguy hiểm không?

Trên thực tế thì gà không ăn thóc không quá nguy hiểm, như đã nói ở trên, nếu chúng chỉ không ăn thóc, còn những thực phẩm khác vẫn ăn uống như thường, lớn khỏe thì không có vấn đề gì cả. Tuy nhiên sức bền của chúng sẽ không được tốt như những chiến kê khác. Vì ít nhiều chúng phải ăn thóc/ lúa, có chất đạm trong người để cơ bắp chắc khỏe.

Còn trong trường hợp chúng bị bệnh mà không ăn thóc thì lâu dần sẽ chuyển sang suy, xa hơn nữa thì bị rót luôn. Sau này có chữa khỏi bệnh thì thế đá của nó cũng gặp vấn đề, không còn hay như trước.

Bên cạnh đó không thể không nhắc đến trường hợp, gà từ bỏ ăn chuyển sang bị bệnh, rồi lây nhiễm cho những con khác trong đàn, khiến mọi chuyện “quá tầm kiểm soát”.

Dấu hiệu nhận biết gà không ăn lúa

Nhận biết gà không ăn lúa rất đơn giản, cụ thể:

– Gà ủ rũ

– Bỏ bữa

– Phần diều chướng, lúc nào cũng có cảm giác căng ròn

– Đi phân có lẫn thức ăn chưa tiêu hóa hết

– Vẫn ăn mồi hoặc rau xanh, nhưng chỉ không ăn thóc

– Gà chuyển sang bệnh cầu trùng, kiết lỵ

– ….

gà không ăn thóc

Ủ rũ, mệt mỏi,… một trong những dấu hiệu thường thấy khi gà bỏ ăn

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chọn gà đá cựa sắt hay chỉ qua cái nhìn đầu tiên

Hướng dẫn điều trị tình trạng gà không ăn lúa/ thóc

Đầu tiên phải xác định tình trạng gà không ăn lúa do đâu, do sử dụng quá nhiều chất sơ hay gặp vấn đề về đường ruột, sau đó mới có cách điều trị tốt nhất, cụ thể:

Đối với tình trạng gà không ăn do lười

Nếu như ngay từ đầu không tập cho gà ăn lúa, chúng có thể không ăn, vì không quen. Do đó để thay đổi thói quen này bạn chỉ cần thay đổi chút vào khẩu phần ăn.

Chẳng hạn bình thường bạn trộn hỗn hợp gồm 60% cám, 20% rau, 20% mồi thì bạn có thể bớt những thực phẩm trên lại và trộn một lượng nhỏ thóc vào. Áp dụng khoảng 1 tuần để gà quen dần với thức ăn mới, sau đó cứ tăng dần tăng dần lượng thóc lên đến khi chúng quen hoàn toàn là được.

Đối với nguyên nhân gà bị chướng diều

gà không ăn thóc

Gà chướng diều nên cho uống men tiêu hóa để điều trị

Gà ăn không tiêu, bị chướng diều bỏ ăn sẽ rất nguy hiểm, đối với tình trạng này bạn cần cho gà uống ngay men tiêu hóa của Ý, đồng thời bổ sung chất điện giải multivitamine. Cho gà sử dụng liên tục trong vòng 2 ngày, đến khi thấy bầu diều không còn cứng nữa và gà quay lại ăn uống bình thường là được.

Gà không ăn thóc bản chất không nguy hiểm nhưng hệ lụy lại rất đáng quan tâm. Hãy quan sát chiến kê của bạn từ những chi tiết nhỏ nhất để phát hiện và chữa trị kịp thời.

TẮT QUẢNG CÁO [X]
TẮT QUẢNG CÁO [X]